Trang nhất
  Xã Luận
  Đọc Báo Trong Nước
  Truyện Ngắn
  Kinh Tế
  Âm vang sử Việt
  Tin Thể Thao
  Y Học
  Tâm lý - Xã hội
  Công Nghệ
  Ẩm Thực

    Diễn Đàn Biển Đông
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ lên tiếng vụ tàu Philippines bị tàu Trung Quốc phun vòi rồng
    Hình Ảnh Quê Nhà - Video Clip
Nồng ấm Tết cổ truyền dân tộc Khmer Chôl Chnăm Thmây
    Tin Thế Giới
Nóng: Ông Putin ra lệnh tập trận vũ khí hạt nhân chiến thuật
    Tin Việt Nam
EU đồng hành với sự phát triển bền vững của Việt Nam
    Tin Cộng Đồng
Nắng nóng kỷ lục tại nhiều bang của Ấn Độ
    Tin Hoa Kỳ
Mật vụ Mỹ lên kế hoạch bảo vệ trong trường hợp ông Trump bị giam giữ
    Văn Nghệ
Huế
    Điện Ảnh
Tổng thống Joe Biden trao huân chương cho Dương Tử Quỳnh tại Nhà Trắng
    Âm Nhạc
Danh tính nữ ca sĩ Việt may mắn gặp Rosé (Blackpink), lại còn chiêu đãi fan ảnh cam thường
    Văn Học
Bắt học sinh đi học ngày nghỉ lễ Giỗ tổ Hùng Vương, hiệu trưởng bị xem xét kỷ luật

Thông Tin Tòa Soạn

Tổng biên tập:
Tiến Sĩ
Nguyễn Hữu Hoạt
Phụ Tá Tổng Biên Tập
Tiến Sĩ
Nhật Khánh Thy Nguyễn
Tổng Thư ký:
Quách Y Lành




   Diễn Đàn Biển Đông
Ấn Độ công khai phản bác Trung Quốc
Thủ tướng Ấn Độ Manmohan Singh dường như đã đứng hẳn về phía Hiệp hội Các Quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) và công khai bác bỏ lập trường Trung Quốc trong vấn đề Biển Đông tại Hội nghị Thượng đỉnh Đông Á diễn ra ở thủ đô của Brunei hồi tuần trước.

 



 

Tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông đã thu hút sự chú ý rất lớn trong cuộc họp của Diễn đàn Hợp tác Kinh tế Châu Á-Thái Bình Dương (APEC) cũng như hội nghị ASEAN và Hội nghị Thượng đỉnh Đông Á diễn ra liên tiếp trong thời gian vừa qua.

 

Tại Hội nghị Thượng đỉnh Đông Á hồi tuần trước, trong bài phát biểu dù mang đầy những lời lẽ dịu nhẹ, Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường vẫn kiên quyết đòi giải quyết các cuộc tranh chấp lãnh thổ, lãnh hải với một loạt nước láng giềng xung quanh thông qua những cuộc đối thoại, đàm phán trực tiếp trong khuôn khổ song phương.

 

“Tranh chấp lãnh hải, lãnh thổ giữa các nước trong khu vực này nên được giải quyết bởi những quốc gia có liên quan trực tiếp thông qua các cuộc tham vấn thân thiện”, ông Lý Khắc Cường đã nói như vậy.

 

Tuy nhiên, ngay sau khi Thủ tướng Trung Quốc đưa ra phát biểu trên, cũng tại diễn đàn Đông Á, Thủ tướng Ấn Độ Manmohan Singh dường như đã không ngại công khai bác bỏ lập trường của phía Trung Quốc dù với những lời nói hết sức tinh tế và khéo léo về mặt ngoại giao.

 

Ông Singh đã khẳng định: “Một môi trường hàng hải ổn định là vô cùng cần thiết để thực hiện những khát vọng tập thể của khu vực”.

 

“Chúng tôi hoan nghênh cam kết tập thể của các nước liên quan về việc tuân thủ và thực hiện nghiêm túc Tuyên bố về Cách Ứng xử của Các bên ở Biển Đông (DOC) năm 2002 và tiến tới tìm kiếm một Bộ Quy tắc Ứng xử ở Biển Đông (COC) trên cơ sở có sự đồng thuận của các bên. Chúng tôi cũng hoan nghênh việc thành lập Diễn đàn Hàng hải ASEAN Mở rộng nhằm phát triển các quy định hàng hải có thể củng cố luật pháp quốc tế hiện hành liên quan đến an ninh hàng hải”, báo chí địa phương dẫn lời Thủ tướng Ấn Độ phát biểu.

 

Khi được một tờ báo Indonesia đặt câu hỏi về việc mâu thuẫn giữa các nước Châu Á nên giải quyết tốt nhất theo cách nào, Thủ tướng Singh đã không ngần ngại thể hiện quan điểm tiếp tục ủng hộ cho việc sử dụng các thể chế, cơ chế đa phương để giải quyết tranh chấp.

 

“Các diễn đàn khu vực có thể đóng vai trò hữu ích trong tiến trình này. Vì thế, chúng tôi nhìn thấy giá trị to lớn trong Hội nghị Thượng đỉnh Đông Á, Diễn đàn Khu vực ASEAN, ADMM mở rộng và các cơ chế hợp tác khác trong khu vực”, Thủ tướng Ấn Độ đã trả lời như vậy.

 

Những phát biểu trên của ông Singh rõ ràng đi ngược lại hoàn toàn với lập trường của Trung Quốc trong việc khăng khăng đòi giải quyết mọi cuộc tranh chấp trên cơ sở song phương. Bắc Kinh luôn muốn giải quyết các cuộc tranh chấp ở Biển Đông với từng nước một bởi theo giới phân tích, với tư cách là một cường quốc khu vực, với sức mạnh hơn hẳn, Trung Quốc muốn đàm phán trực tiếp với từng nước nhỏ hơn để dễ bề gây sức ép nhằm giành lợi thế cho họ.

 

Trong quá khứ, Ấn Độ thường can thiệp vào vấn đề tranh chấp Biển Đông theo hướng đứng về bên các nước ASEAN. Đây là điều khiến Bắc Kinh thực sự khó chịu. Đáng chú ý nhất là sau khi xảy sự kiện diễn ra hồi năm ngoái khi các tàu đánh cá của Trung Quốc tìm cách ngăn chặn không cho Ấn Độ thực hiện một dự án khai thác dầu khí chung với phía Việt Nam ở vùng biển thuộc chủ quyền của Việt Nam trên Biển Đông,  Tư lệnh Hải quân Ấn Độ - Đô đốc D.K Joshi đã lên tiếng cảnh báo rằng, New Delhi sẵn sàng phái tàu hải quân đến Biển Đông để bảo vệ các lợi ích của nước họ.

 

Phát biểu về vấn đề tranh chấp ở Biển Đông hồi tháng 12 năm ngoái, Đô đốc Joshi tuyên bố đầy mạnh mẽ rằng: “Không phải chúng tôi mong đợi được có mặt trong khu vực này thường xuyên nhưng khi tình hình đòi hỏi cần có sự hiện diện của chúng tôi, ví dụ như trong trường hợp của tập đoàn onGC Videsh, nếu nhận được yêu cầu, chúng tôi sẵn sàng đến đó”.

 

New Delhi cũng thẳng thừng bác bỏ những chỉ trích của phía Trung Quốc về việc họ tham gia tích cực vào dự án khai thác dầu khí với phía Việt Nam. Ấn Độ đang phải làm sao duy trì một lập trường thật khôn ngoan, khéo léo ở Biển Đông để không khiến cho Bắc Kinh bị khiêu khích và tăng cường gây áp lực lên Lực lượng Hải quân Ấn Độ ở khu vực Ấn Độ Dương.

 

Trung Quốc đang có tranh chấp lãnh thổ ở khu vực Biển Đông với một loạt nước láng giềng gồm Philippines, Việt Nam, Maylaysia, Brunei và Vùng lãnh thổ Đài Loan. Biển Đông là khu vực giàu dầu mỏ, khí đốt và là nơi có nhiều tuyến đường hàng hải chiến lược quan trọng. Trung Quốc có tham vọng độc chiếm Biển Đông khi đưa ra yêu sách đường lưỡi bò (9 đoạn) hết sức vô lý. Theo đó, cường quốc số 1 Châu Á đòi chủ quyền đối với hầu hết khu vực Biển Đông. 

 

Có hai lý do chính để Ấn Độ can thiệp vào tình hình Biển Đông, ngăn không cho Trung Quốc thực hiện tham vọng độc chiếm vùng biển chiến lược này. Thứ nhất, Ấn Độ muốn xây dựng vị thế là một cường quốc có ảnh hưởng trong khu vực. Vì thế, New Delhi thấy mình cần phải có trách nhiệm góp tiếng nói vào những tranh chấp nóng bỏng ở Biển Đông – một trong những vấn đề lớn nhất trong khu vực Châu Á hiện nay.

 

Lý do thứ hai quan trọng hơn là liên quan đến vấn đề lợi ích. Ấn Độ lo ngại rằng, một khi Trung Quốc chiếm được Biển Đông thì vị thế, lợi ích, an ninh và sự toàn vẹn lãnh thổ của Ấn Độ cũng bị đe dọa. Trước mắt, New Delhi tin rằng, Bắc Kinh đang nhòm ngó cả sang khu vực Ấn Độ Dương.
DanQuyen.com
    Phản Hồi Của Độc Giả Về Bài Viết
Họ và Tên
Địa chỉ
Email
Tiêu đề
Nội dung
Gửi cho bạn bè Phản hồi

Các bài viết mới:
    Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ lên tiếng vụ tàu Philippines bị tàu Trung Quốc phun vòi rồng (03-05-2024)
    Bắc Kinh yêu cầu Manila ngừng khiêu khích ở Biển Đông (24-03-2024)
    ASEAN tái khẳng định lập trường về Biển Đông, Myanmar (29-01-2024)
    Tổng thống Philippines nói không muốn tìm kiếm rắc rối ở Biển Đông (29-09-2023)
    Bản đồ Trung Quốc vừa công bố xâm phạm chủ quyền của Việt Nam (31-08-2023)
    Yêu cầu Trung Quốc tôn trọng chủ quyền của Việt Nam đối với Hoàng Sa (03-08-2023)
    Việt Nam và Trung Quốc đàm phán về vấn đề trên biển (07-07-2023)
    Bộ Ngoại giao lên tiếng về hoạt động của nhóm tàu khảo sát Hướng Dương Hồng 10 (10-06-2023)
    NGƯỜI MỸ GỐC VIỆT CHỨNG MINH TRƯỜNG SA CỦA VIỆT NAM KHIẾN CẢ NƯỚC MỸ NGHIÊNG MÌNH THÁN PHỤC ! (07-06-2023)
    Đại sứ Việt Nam đề nghị 'nói đi đôi với làm' trong vấn đề Biển Đông (17-05-2023)
    3 chiến hạm Trung Quốc huấn luyện sẵn sàng chiến đấu trên biển Hoa Đông (02-04-2023)
    Cảnh sát biển Philippines tăng cường hiện diện trên Biển Đông (06-02-2023)
    Mỹ phản ứng bất thường khi Trung Quốc tuyên bố xua đuổi tàu Mỹ ở Trường Sa (30-11-2022)
    Mỹ bác tuyên bố của Trung Quốc về xua tàu chiến khỏi Trường Sa (29-11-2022)
    Triều Tiên tiếp tục phóng tên lửa ra bờ biển phía Đông (29-09-2022)
    Yêu cầu theo dõi chặt chẽ, chủ động ứng phó ATNĐ, bão có thể xuất hiện trên Biển Đông (28-06-2022)
    Phản đối lệnh cấm đánh bắt cá phi lý của Trung Quốc trên Biển Đông (04-05-2022)
    Việt Nam yêu cầu Trung Quốc chấm dứt quân sự hóa ở Biển Đông (07-04-2022)
    Tàu cá Quảng Ngãi suýt chìm trên vùng biển Hoàng Sa (07-04-2022)
    Đại sứ Nhật Bản: Không thể chấp nhận được mọi hành động vũ lực hoặc ép buộc ở Biển Đông (01-04-2022)

Các bài viết cũ:
    Trung Quốc sốc nặng vì khu trục hạm toàn sử dụng thiết bị vệ tinh Nhật (17-10-2013)
    Trung-Nhật bí mật đàm phán về quần đảo tranh chấp (15-10-2013)
    Trung Quốc dồn dập tăng sức mạnh cho Hạm đội Nam Hải (14-10-2013)
    Đánh chìm 1 tàu sân bay Mỹ, Trung Quốc phải mất 40% hải quân (14-10-2013)
    Myanmar khó vững tay chèo lái ‘con thuyền’ ASEAN trên Biển Đông  (12-10-2013)
    Tàu hải quân Nhật Bản lần lượt thăm Myanmar, Campuchia với dụng ý gì?  (11-10-2013)
    Biển Đông vẫn vô định sau hàng loạt tuyên bố ‘ngoại giao’ (11-10-2013)
    "Không nên đơn phương đối phó với tham vọng lãnh thổ ở Biển Đông"  (11-10-2013)
    Hàn Quốc tố Trung Quốc xâm phạm khu vực tác chiến (10-10-2013)
    Nhật âm thầm đối phó chiến lược chống tiếp cận của TQ (10-10-2013)
    Mỹ đổi chiến lược kiểm soát ngoài khơi kiềm chế Trung Quốc (09-10-2013)
    Mỹ tạm buông, Nga hay Trung phất cờ Biển Đông? (09-10-2013)
    Căn cứ quân sự Mỹ ở Đông Á, chiếc thòng lọng siết cổ Trung Quốc (08-10-2013)
    Trung Quốc muốn “chọc thủng” Nhật Bản tiến ra Thái Bình Dương (08-10-2013)
    Trung Quốc nguy hiểm vì biết mình yếu thế (08-10-2013)
    Trung Quốc xây căn cứ tàu ngầm ở Hải Nam? (07-10-2013)
    Trung-Nhật-Hàn ganh nhau giành ảnh hưởng tại Đông Nam Á (07-10-2013)
    Trung Quốc, Malaysia ký hiệp định đối tác toàn diện (05-10-2013)
    Thông điệp sắc lạnh gửi đến Trung Quốc (05-10-2013)
    Toan tính của TQ khi phát triển hệ thống đánh chặn ICBM mới (04-10-2013)
 
"Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam".

Chuyển Tiếng Việt


    Truyện Ngắn
Xa Xóm Mũi


   Sự Kiện

Lời Di Chúc của Vua Trần Nhân Tôn





 

Copyright © 2010 DanQuyen.com - Cơ Quan Ngôn Luận Người Việt Hải Ngoại
Địa Chỉ Liên Lạc Thư Tín:
E-mail: danquyennews@aol.com
Lượt Truy Cập : 152913198.